Dù là bất kỳ vật dụng nào nếu muốn giữ được độ bền mới lâu thì chúng ta cần phải bảo quản đúng cách. Đặc biệt là chăn ga gối, giữ vệ sinh và bảo quản một cách chính xác rất quan trọng. Không chỉ giữ cho sản phẩm luôn tươi sáng, bền đẹp mà còn đảm bảo được an toàn về sức khỏe. Chăn ga gối luôn sạch đẹp cũng khiến giấc ngủ của chúng ta chở nên thoái mái, dễ chịu hơn. Chính vì điều đó, Ngân Gia Bedding sẽ chia sẻ với các bạn những bí quyết bảo quản chăn ga gối chuẩn xác nhất qua bài viết dưới đây.
THỜI GIAN BAO LÂU NÊN THAY CHĂN GA GỐI
Có thể bạn chưa biết rõ về cách bảo quản chăn ga gối chính xác, nếu sử dụng một thời gian dài không vệ sinh kỹ lưỡng sẽ trở thành môi trường thuận lợi để vi khuẩn, virus gây bệnh, nấm móc sinh sôi. Điều ảnh hưởng trực tiếp đến làn da, gây ra những bệnh về da liễu như : dị ứng, mẫn ngứa, viêm da, mụn viêm… Nghiêm trọng hơn là những bệnh về đường hô hấp như hen suyễn, viêm phổi,…
Để đảm bảo vệ sinh và sức khỏe cho mọi thành viên trong gia đình, các chuyên gia khuyến cáo nên thay chăn ga gối 1 lần/ tuần. Bên cạnh đó, chăn ga gối khi dùng một thời gian dài sẽ đọng lại nhiều bụi bẩn với hàm lượng lớn, khó có thể giặt sạch và mất rất nhiều thời gian để vệ sinh. Vì vậy bạn nên chuẩn bị từ 3 đến 4 bộ chăn ga gối để thay đổi theo định kỳ. Giúp việc vệ sinh trở nên thuận lợi và nhanh chóng hơn. Đồng thời bảo vệ sức khỏe một cách toàn vẹn nhất.
Thêm vào đó, chăn ga gối dùng một thời gian sẽ thường có hiện tượng ngã màu và bị sờn bề mặt vải. Điều này không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn gây ra cảm giác ngứa ngáy, khó chịu khi sử dụng. Khiến da bị tổn thương, viêm nhiễm nặng nề và giấc ngủ bị gián đoạn gây ra tình trạng mất ngủ ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe. Thế nên, để đảm bảo về an toàn tuyệt đối, chúng ta nên thay vỏ chăn ga gối tầm 1-2 năm 1 lần. Đối với những loại ruột chăn thì có thể thay từ 2-3 năm 1 lần.
Để bảo quan chăn ga gối tối nhất bạn hãy tham khảo các cách dưới đây:
Giặt vỏ chăn ga gối
Bạn có thể giặt chăn ga bằng nước ấm hoặc nước lạnh. Không nên dùng nước quá nóng để ngâm sản phẩm vì có thể làm biến đổi cấu trúc vải. Nhiệt độ nước thích hợp để giặt chăn ga gối là dưới 40 độ C. Vừa loại bỏ được những vết bám bẩn, vừa giúp tiêu diệt được những vi khuẩn gây hại. Nếu gặp phải những vết bẩn “cứng đầu” như cafe, dầu ăn, mực,… bạn có thể dùng bakingsoda rắc lên và vò nhẹ để hỗ trợ “đánh bay” những vết bẩn nhanh chóng.
Tuyệt đối không được sử dụng những hóa chất tẩy rửa mạnh để giặt chăn ga gối. Vì có thể hư hỏng nặng thậm chí là biến dạng sản phẩm.
Chỉ nên vò nhẹ nhàng, tránh dùng bàn chải đề ma sát mạnh lên bề mặt chăn ga gối. Gây trầy xước mất thẩm mỹ. Thậm chí là rách mục làm giảm tuổi thọ của chăn ga gối. Đối với những trường hợp giặt máy, chúng ta nên chon chế độ chuyên dụng có trên máy giặt. Để phù hợp với về nhiệt độ nước cũng như công suất giặt. Với những sản phẩm như lụa, tencel, cotton pha lụa,… Thì nên giặt tay hoặc giặt khô để giữ được độ bền mới và vẻ đẹp của chúng.
Phơi chăn ga gối
Sau khi giặt nên lộn trái ra ngoài và phơi những nơi có gió nhiều thoáng mái. Để sản phẩm nhanh khô. Không phơi chăn ga gối trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời gay gắt. Ảnh hưởng tới màu sắc và độ bền bỉ của sản phẩm.
Cất giữ chăn ga gối
Khi cất giữ phải đảm bảo sản phẩm đã được giặt sạch và khô đều. Để không gặp tình trạng còn ẩm ướt một vài chỗ sinh ra nấm móc. Và giữ được mùi thơm đặc trưng của sản phẩm. Cất chăn ga gối ở nơi khô ráo. Để an toàn hơn bạn có thể hút chân không để bảo quản tốt nhất.
THỜI GIAN BAO LÂU THÌ THAY RUỘT GỐI NẰM, GỐI ÔM.
Giặt ruột gối nằm và gối ôm.
Giữ vệ sinh và bảo quản chăn ga gối đúng cách, đặc biệt là ruột gối nằm và gối ôm là điều thật sự cần thiết. Vì đó là nơi chúng ta tựa đầu và áp mặt trong suốt một đêm dài tới sáng. Như các bạn đã biết, da mặt và những bộ phần mặt, mũi, miệng của chúng ta rất nhạy cảm. Chính vì vậy nếu không giặt vỏ gối và thay ruột gối đúng định kỳ sẽ mang đến nhiều hệ lụy.
Đối với việc giặt vỏ gối chúng ra nên giặt 1 lần/ tuần. Hoặc cũng có thể là 2 lần/ tuần bằng nước ấm. Điều này giúp bạn hạn chế được sự xâm nhập của vi khuẩn lên da. Từ đó giúp hạn chế những tác nhân gây mụn, gây viêm ngứa da đầu, dị ứng da mặt, dị ứng mắt, hay viêm mũi dị ứng,…
Ruột gối nằm và gối ôm bạn cũng nên sử dụng nước ấm để giặt và vò bóp nhẹ nhàng. Để không làm biến dạng sản phẩm. Sau khi giặt nên phơi ở nơi có nhiều ánh nắng mặt trời. Để loại bỏ được hết những vi khuẩn và nấm mốc. Nếu bạn quá bận rộn, không có thời gian giặt ruột gối thì có thể mang ra phơi nắng. Để hạn chế sự phát triển của vi khuẩn và ẩm móc.
Nên thay ruột gối khi nào?
Nếu thấy ruột gối xuất hiện tình trạng ngã vàng, nhiều vết ố hay lún xẹp. Thì nên thay ruột gối mới. Để đảm bảo an toàn sức khỏe. Bảo quản chăn ga ruột gối đúng cách cũng như hạn chế những vấn đề về xương khớp. Như đau cột sống cổ, đau mỏi vai gáy,…Đặc biệt là đối với gối cao su khi thấy chúng mất đi độ đàn hôi và có mùi hôi thì nên thay ngay để tránh được những tác hại ngoài ý muốn. Tuy nhiên, để bảo vệ cơ thể tốt nhất và yên tâm nhất thì bạn nên thay ruột gối tầm 6 tháng 1 lần.
Qua bài viết, Ngân Gia Bedding hi vọng đã chia sẻ được những kiến thức bảo quản chăn ga gối đúng cách nhất cho khách hàng. Bạn hãy vận dụng ngay những cách trên để bảo vệ sức khỏe toàn diện cho bản thân và cả gia đinh thân yêu bạn nhé!